Kháng cự quân Thanh ở đông nam Trịnh_Thành_Công

Trịnh Thành Công

Phong trào chống Thanh dưới thời Vĩnh Lịch

Tháng 8 cùng năm, Trịnh Thành Công và người chú Trịnh Hồng Quỳ hợp lực tiến công Tuyền Châu (nay là thành phố Tuyền Châu). Chỉ trong một trận đã đánh chiếm được núi Đào Hoa tại ngoại thành Tuyền Châu, thanh thế rất lớn. Tháng 10, Minh Quế vươngChu Do Lang lên ngôi vua ở Triệu Khánh niên hiệu Vĩnh Lịch, Quảng Đông (nay là Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông). Trịnh Thành Công cử người đến Quảng Đông chúc mừng, bản thân ông cũng tuyên bố sử dụng niên hiệu Vĩnh Lịch.

Mùa xuân năm Thuận Trị thứ 4 (năm 1647), quân Thanh đánh tập kích vào An Bình (nay là An Hải tỉnh Phúc Kiến), bản doanh cũ của quân Trịnh, và bắt sống mẹ của ông là bà Tagawa, vừa trở về từ Nhật Bản năm 1645 theo gia đình tới ở Phúc Kiến (một người anh em họ của ông là Tagawa Shichizaemon vẫn còn ở lại Nhật Bản).[13] Bà kiên quyết không đầu hàng quân Thanh cùng chồng và tự tử sau đó, nên Trịnh Thành Công buộc phải rút quân về.[14]

Năm Thuận Trị thứ 4 (năm 1647), tháng 7, Trịnh Thành Công hiệp đồng với Trịnh Thái cùng tiến đánh Hải Đăng nhưng thất bại. Trịnh Thành Công lại cùng Trịnh Hồng Quỳ bao vây thành Chương Châu nhưng quân Thanh có quân cứu viện nên quân Trịnh phải triệt thoái. Mùa thu, Vĩnh Lịch đế phong Trịnh Thành Công làm Uy Viễn hầu sau lại tấn phong Chương Quốc công.

Năm Thuận Trị thứ 5 (năm 1648), tháng 3 nhuận, Trịnh Thành Công lại đem quân đánh thành Đồng An (nay là Đồng An tỉnh Phúc Kiến), chỉ một trận là lấy được thành.

Năm 1649, Vĩnh Lịch đế lại phong Trịnh Thành Công tước Diên Bình Vương.

Chiến dịch Triều Châu

Sau đó Trịnh Thành Công đưa quân xuống miền nam, lần lượt đánh chiếm Chương Phố (nay là Chương Phố tỉnh Phúc Kiến), trấn Vân Tiêu (nay là Vân Tiêu tỉnh Phúc Kiến), Chiếu An (nay là Chiếu An tỉnh Phúc Kiến). Nhờ đó, đã dẹp hết được thế lực của bọn cường hào đang hùng cứ tại Hoàng Cương Quảng Đông (nay là Nhiêu Bình tỉnh Quảng Đông), Đăng Hải (nay là Đăng Hải tỉnh Quảng Đông), Triều Dương (nay là Triều Dương tỉnh Quảng Đông). Và cũng nhờ đó, đã thu hồi được một khu vực rộng lớn ở ven biển đông nam, bao gồm Triều Châu của Quảng Đông, Chương ChâuTuyền Châu của Phúc Kiến.[15]

Chiến dịch Hạ Môn

Năm Thuận Trị thứ 7 (năm 1650) tháng 8, Trịnh Thành Công giải phóng Hạ Môn, giành được một vị trí trú đóng lâu dài. Khi Trịnh Thành Công đem quân đến Hạ Môn, đại quân nhà Thanh đồng loạt tiến công Quảng Đông, Quảng Tây. Vĩnh Lịch Đế ban chiếu yêu cầu Trịnh Thành Công đưa quân giúp đỡ Quảng Đông. Trịnh Thành Công để lại người chú họ là Trịnh Chi Hoàn ở lại Hạ Môn,để bảo vệ, còn tự mình đưa đại quân đi cứu Quảng Châu. Kết quả, Tuần phủ Phúc Kiến Trương Học Thánh, cùng tổng binh Tuyền Châu Mã Đắc Côngtổng binh Chương Châu Vương Bang Tuấn nhân cơ hội này mà tiến đánh Hạ Môn, lấy sạch toàn bộ lương thực và vật tư quân dụng mà Trịnh Thành Công phải gian nan mới thu thập được. Khi trở về Hạ Môn, Trịnh Thành Công đã chém đầu bộ tướng dưới quyền canh giữ Hạ Môn là Trịnh Chi Noãn vì tội sợ địch bỏ chạy, không canh phòng cẩn thận. Sau đó, Trịnh Thành Công đưa quân đánh Chương Châu, đánh bại Đề đốc Phúc Kiến Dương Minh Cao, giành lại Chương Phố.[15]

Chiến dịch Chương Châu, Hải Đăng

Năm Thuận Trị thứ 8 (năm 1651), Trịnh Thành Công giành được ba thắng lợi trong chiến dịch Từ Táo, chiến dịch Tiền Sơnchiến dịch Tiểu Doanh Lĩnh.

Năm Thuận Trị thứ 9 (năm 1652), Trịnh Thành Công lại đánh chiếm Hải Đăng (nay là Long Hải tỉnh Phúc Kiến), đánh bại Tổng đốc Mân Triết Trấn Cẩm tại cầu Giang Đông. Sau đó đánh chiếm Chiêu An, Nam Tịnh (nay là Tịnh Thành tỉnh Phúc Kiến), Bình Hòa (nay là Cửu Phong tỉnh Phúc Kiến) và vây hãm thành Chương Châu và giành chiến thắng tại Sùng Võ. Tất cả thời gian hành quân nói trên chỉ kéo dài 8 tháng.[15]

Nghị hòa với nhà Thanh

Thuận Trị Đế nhà Thanh ra lệnh cho Trịnh Chi Long viết thư khuyên dụ Trịnh Thành Công và Trịnh Hồng Quỳ đầu hàng, nếu đầu hàng sẽ xá tội và phong quan. Trịnh Thành Công bề ngoài tỏ ý bằng lòng. Vì vậy Thuận Trị hạ chiếu ra lệnh cho quân đội đang ở miền đông nam, rút về Chiết Giang.

Năm Thuận Trị thứ 10 (năm 1653), triều đình nhà Thanh phong Trịnh Chi Long hàm Đồng An hầu. Đồng thời cử người mang lệnh vua sắc phong Trịnh Thành Công là Hải Đăng công và Trịnh Hồng Quỳ là Phụng Hóa bá, Trịnh Chi Bửu là Tả đô đốc. Lúc ấy, Trịnh Chi Long sợ Trịnh Thành Công không nhận lệnh phong chức của vua Thanh, nên viết thư riêng nhờ Trịnh Hồng Quỳ đưa cho Trịnh Thành Công, nói rõ ý muốn tốt đẹp của mình, cốt thuyết phục ông đầu hàng. Nhưng sau khi người đưa thư đến nơi, Trịnh Thành Công vẫn không nhận lệnh vua Thanh.[16]

Năm Thuận Trị thứ 11 (năm 1654), triều đình nhà Thanh một lần nữa sai người đến khuyên dụ Trịnh Thành Công, và phong cho ông làm Tịnh Hải tướng quân, đặc cách cho phép Trịnh Thành Công được đóng quân tại 4 phủ: Chương Châu, Triều Châu, Huệ ChâuTuyền Châu. Nhưng ông vẫn không có ý tiếp nhận. Lại tự mình đặt ra lục bộ để điều hành chính sự, bao gồm bộ Lại, bộ Lễ, bộ Hộ, bộ Binh, bộ Hìnhbộ Công, phân chia lực lượng quân sự của mình thành 72 trấn[17]

Tiến đánh Chiết Giang

Năm Thuận Trị thứ 10 (năm 1653), triều đình nhà Thanh cử cố sơn ngạch chân (固山額真) Kim Lệ đưa quân xuống miền nam, hợp lực với Lưu Thanh Thái, Tuần phủ Phúc Kiến mới nhậm chức, vây đánh Trịnh Thành Công. Hai bên đóng quân cách nhau một cự ly gần, ở giữa là nước biển, hình thành thế trận giằng co. Tuy nhiên, quân Thanh có nhiều quân và pháo hơn quân Trịnh. Mỗi lần đánh nhau, quân Thanh đều tỏ ra mạnh hơn. Trịnh Thành Công đích thân ra trận, chỉ huy các tướng Vương Tú Ký, Xá Văn Hưng dốc toàn lực đề kháng quân Thanh, cuối cùng đã đánh bại quân Thanh, bảo vệ được Hải Đăng.<[15]

Để phối hợp với cuộc chiến đấu chống Thanh ở Phúc Kiến, Trịnh Thành Công tiếp thu kiến nghị của lão tướng Trương Danh Chấn, nhân lúc quân Thanh đang ra sức tiến công Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, sai Trương Danh Chấn đưa một trăm chiến thuyền đi theo ven biển lên miền bắc, Trương Danh Chấn dựa theo sự bố trí của Trịnh Thành Công, năm Thuận trị thứ 11 đưa đoàn chiến thuyền vào Trường Giang, đánh bại thủy quân nhà Thanh, thu hơn một trăm chiến thuyền của quân Thanh. Quân Trịnh thừa thắng đánh chiếm Trấn Giang (nay là Trấn Giang tỉnh Giang Tô). Đồng thời, Trương Danh Chấn còn cho đưa một chi đội đi đường biển lên đến Thiên Tân, đánh chiếm hơn 100 thuyền chở lương thực của nhà Thanh. Vua Thuận Trị phong hoàng thân thái tử Tế Độ làm Định Viễn đại tướng quân, và sai Tế Độ đưa đại quân đi đánh Trịnh Thành Công.

Năm Thuận trị thứ 12 (năm 1655), Tả đốc ngự sử Cung Đỉnh TưĐông Quốc Tử tâu xin nhà vua trừng phạt Trịnh Chi Long. Đại thần Đông Quốc khí cũng công bố những bức mật thư mà Trịnh Chi Long gửi cho Trịnh Thành Công. Triều đình bãi bỏ các tước vị đã ban cho Trịnh Chi Long và tống giam vào ngục.[15]

Lúc ấy, Trịnh Thành Công chia quân đội thành hai đơn vị. Một đơn vị do Hoàng Đình chỉ huy, tiến đánh Yết Dương, Đăng Hải, Phổ Ninh (nay là vùng đông bắc Phổ Ninh tỉnh Quảng Đông). Một đơn vị do Cam Huy làm tổng chỉ huy, đưa các tướng Chu Toàn BânTrần Huy dẫn quân đội lên miền bắc, đến hợp lực với Trương Danh Chấn ở Trường Giang. Đơn vị này đã nhanh chóng chiếm được Châu Sơn, tiếp đó lại chiếm được Ôn Châu, Thai Châu. Khi nghe tin tướng Tế Độ nhà Thanh sắp đưa quân đến, quân Trịnh đã phá hủy trấn An Bình, và các thành Chương Châu, Huệ An, Nam An và Đồng An. Sau đó, rút về tập trung tại Tư Minh.

Ngày 9 tháng 5 năm Thuận Trị thứ 13 (năm 1656), Tế Độ đưa thủy quân tiến công Hạ Môn. Trịnh Thành Công sai các tướng Lâm Thuận, Trần Trạch mang quân ra chống cự, quân Thanh trên đường tiến công gặp phải gió lớn làm đắm mất mấy chiến thuyền của quân Thanh buộc Tế Độ phải lui quân về.[18] Trịnh Thành Công còn gửi một hạm đội tới chiếm đảo Châu Sơn để ngăn chặn Tế Độ tấn công lần nữa,[19]

Năm Thuận Trị thứ 14 (năm 1657), để kiềm chế quân Thanh đang tiến công Vân Nam, Trịnh Thành Công đưa đại quân ra miền bắc. Tháng 8, quân Trịnh tiến công Hoàng Nham (nay là Hoàng Nham, tỉnh Chiết Giang). Tháng 9 vây hãm Thái Bình (nay là Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang) và Thiên Thai (nay là Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang). Tuy nhiên, lúc ấy Tổng đốc Phúc Kiến của nhà Thanh là Lý Soái Thái đã thừa cơ đánh chiếm Mân An trấn (nay là đông bắc huyện Trường Lạc, tỉnh Phúc Kiến). Vì vậy, Trịnh Thành Công phải rút quân về Hạ Môn, để bảo vệ an toàn cho khu căn cứ hậu phương.

Chiến dịch Trường Giang, Nam Kinh

Bản đồ phạm vi thế lực Trịnh Thành Công (Màu cam là khu vực Trịnh Thành Công kiểm soát, còn màu đỏ là những khu vực ông từng chiếm giữ)

Năm Thuận Trị thứ 15 (năm 1658), Trịnh Thành Công mưu tính đưa đại quân tiến vào nội địa, bèn cùng với các tướng Cam Huy và Dư Tân đưa thủy quân tiến công Lạc Thanh. Khi xuất quân từng tuyên bố quân Trịnh có 10 vạn. Sau khi vây hãm Lạc Thanh, lại đánh chiếm được Ôn Châu. Trương Hoàng Ngôn đến hội kiến Trịnh Thành Công. Trịnh lại đưa quân đi sâu vào Trường Giang, tạm đóng quân tại Dương Sơn. Bỗng trời nổi gió bão, gây thiệt hại rất lớn cho thủy quân của Trịnh Thành Công. Trịnh buộc phải lui về đóng quân tại Châu Sơn. Quế vương hạ chiếu tấn phong Trịnh Thành Công làm Quận vương nhưng ông từ chối, vẫn tự xưng là Chiêu thảo đại tướng quân.[15]

Năm Thuận Trị thứ 16, tháng 5 (năm 1659), Trịnh Thành Công sai hai phó tướng là Cam HuyDư Tân chấn chỉnh lại quân đội, sau đó ông đích thân đưa quân ra tiến công một lần nữa. Khi Trịnh Thành Công đóng quân tại Sùng Minh, Trương Hoàng Ngôn đến hợp lực, cùng đánh chiếm Qua Châu, tiến đánh Chấn Giang.

Trịnh Thành Công cử Trương Hoàng Ngôn làm tiền đạo, đi ngược lên dòng sông. Đề đốc quân Thanh là Quản Hiếu Trung đưa quân đến cứu Trấn Giang, hai bên chưa đánh nhau thì tướng của Trịnh Thành Công là Chu Toàn Bân đã đưa quân đội đi xuống phía nam vây hãm trận địa của quân Thanh. Gặp lúc trời mưa to, ngựa của kỵ binh nhà Thanh chân lội trong bùn di chuyển rất khó khăn, còn quân Trịnh thì đi chân không, vừa tiến lên vừa chém giết với khí thế và tinh thần áp đảo. Quân của Quản Hiếu Trung đại bại.

Khi Trịnh Thành Công vào phủ Trấn Giang, dự định sẽ xử trảm Chu Toàn Bân, nhưng sau lại thả Chu ra và sai đi bảo vệ thành. Quân Trịnh tiếp tục tiến công Giang Ninh. Trương Hoàng Ngôn đóng quan tại Vô Hồ. Các phủ huyện Lư Châu, Phượng Dương, Ninh Quốc, Huy Châu, Trì Châu, Thái Bình, phần lớn đều thông đồng hòa hiếu với Trương Hoàng Ngôn. Trương Hoàng Ngôn viết công văn cho Trịnh Thành Công, nói rằng nên thu phục các quận huyện ở gần chung quanh, sau đó đưa bộ binh nhanh chóng tiến công Nam Kinh. Tháng 7,Trịnh Thành Công soái lĩnh đại quân bao vây Nam Kinh.

Tuy nhiên vào thời gian này, Trịnh Thành Công phát sinh tư tưởng khinh địch chỉ chú ý đến yến tiệc, rượu chè, tướng Cam Huy khuyên can, nhưng ông không nghe.Tổng binh Nam Kinh Lang Đình Tá một mặt sai sứ giá tỏ ý quy hàng để thi hành kế hoãn binh một mặt cầu viện triều đình. Tháng 8, Thuận Trị đế cử nội các đại thần Đạt Tố làm An Nam tướng quân, và sai Đạt Tố dẫn quân tăng viện giải vây Nam Kinh. Kết quả là Tổng binh của Thanh Sùng Minh là Lương Hóa Phong đã đưa quân đến đánh quân Trịnh. Tổng quản Giang Ninh của nhà Thanh là Cakham tập trung quân lính người Mãn và Hán, sau đó tập kích và đánh tan quân đội của Dư Tân. Các đơn vị quân đội khác của Trịnh Thành Công cũng bị đánh bại và rút chạy. Quân Trịnh đại bại. Tướng của Trịnh Thành Công là Cam Huy bị bắt và bị giết Trịnh Thành Công thu thập tàn quân, còn lại mấy vạn người, bỏ Qua Châu, Trấn Giang, rồi quay về với biển một lần nữa.

Sau đó Trịnh Thành Công lại tiến đánh Sùng Minh. Tuần phủ Giang Tô Tưởng Quốc Trụ cho đưa quân đến và Lương Hóa Phong cũng quay về chống quân Trịnh. Trịnh Thành Công lại bị đánh bại, phải rút quân. Trương Hoàng Ngôn cũng thất bại và đi đường tắt chạy thoát.

Thuận Trị đế cử tướng Đạt Tố và Tổng đốc Mân Triết Lý Soái Thái đưa quân xuất phát từ Chương Châu và Đông An, tiến đánh Hạ Môn. Trịnh Thành Công cử Trần Bàng bảo vệ Cao Kỳ, còn người anh họ Trịnh Thái thì cho đưa quân bảo vệ đảo Ngô. Bản thân Trịnh Thành Công và Chu Toàn Bân, Trần Huy, Hoàng Đình tạm chốt giữ cửa Hải Môn. Quân Thanh đi từ Chương Châu đến thẳng Hải Môn. Hai bên giao chiến. Tướng của Trịnh Thành Công là Chu Thụy, Trần Nhiêu Sách bị tử trận. Quân Thanh ép sát và chiếm được chiến thuyền của Trần Huy. Buộc Trần Huy phải đốt cháy thuyền của mình. Lúc đang đánh nhau quyết liệt thì gió biển nổi lên. Trịnh Thành Công chỉ huy chiến hạm xông vào trận địa quân địch. Trịnh Thái cũng đưa thủy quân từ đảo Ngô vào phối hợp đánh địch. Quân Thanh đại bại. Khoảng 200 quân Mãn Châu đầu hàng quân Trịnh. Quân Thanh ở Đồng An lại tiến công Cao Kỳ. Lúc này, bộ tướng Trần Bàng tỏ ý bất mãn với Trịnh muốn đầu hàng quân Thanh. Viên tướng dưới quyền Trần Bàng là Trần Mảng vẫn tiếp tục hăng hái tác chiến. Trịnh Thành Công biết được tin ấy bèn cho gọi Trần Bàng đến và giết chết ngay lập tức. Sau đó, ông cho thu quân về.

Năm Thuận Trị thứ 17 (năm 1660), triều đình nhà Thanh ra lệnh cho Tịnh Nam vương Cảnh Kế Mậu đưa quân đến bảo vệ Phúc Kiến. Đồng thời, bổ nhiệm Lạc Thác làm An Nam tướng quân, phụng mệnh đi đánh dẹp Trịnh Thành Công. Lạc Thác và Cảnh Kế Mậu hợp binh tiến công Hạ Môn, Kim Môn.

Đến năm Thuận Trị thứ 18 (năm 1661), triều đình tiếp thu ý kiến của Hoàng Ngô, cho di chuyển dân chúng vùng ven biển vào nội địa, và tăng cường quân số bảo vệ vùng ven biển. Trịnh Thành Công bị thất bại trong chiến dịch bắc phạt, buộc phải rút quân về. Ông thấy rõ tình hình rất khó khăn, không còn dễ dàng hành động như trước nữa. Thêm vào đó, Vĩnh Lịch Đế đã chạy sang Miến Điện, không còn chỗ nương tựa nữa. Tình thế ngày càng nguy cấp. Vì vậy, Trịnh Thành Công mưu tính đông chinh Đài Loan, lấy đó làm căn cứ địa lâu dài cho công cuộc phản Thanh phục Minh.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trịnh_Thành_Công http://library.xmu.edu.cn/news/detail.asp?serial=2... http://www.hnta.cn/Info/lyzx/qs/790306.shtml http://www.zhengchenggong.cn/artNewsInfo.asp?id=38 http://books.google.com/books?id=p3D6a7bK_t0C&pg=P... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb161440677 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb161440677 http://www.idref.fr/086172573 http://id.loc.gov/authorities/names/n83024080 http://d-nb.info/gnd/11882225X